Trần thạch cao bị nứt do đâu & cách khắc phục ra sao?

tran-thach-cao-bi-nut-1

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt như thế nào là hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất? Đây là thắc mắc của rất nhiều gia chủ. Trong quá trình sinh sống và sử dụng chắc chắn bạn sẽ gặp phải vấn đề trần nhà thạch cao xuất hiện các vết nứt. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết thêm thông tin dưới bài viết sau đây.

Trần thạch cao bị nứt là gì?

Để biết cách xử lý trần thạch cao nứt, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút hiện tượng này. Đây là hiện tượng khá phổ biến, thường hay gặp phải của các hộ gia đình. 

Trần thạch cao bị nứt là một hiện tượng trên trần thạch cao xuất hiện những đường rãnh nhỏ chạy dài. Thông thường thì các vết nứt đó xuất hiện ở khu vực giữa các mối nối tấm thạch cao hoặc xung quanh chỗ tiếp giáp với tường. Đây là một trong những hiện tượng xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là những ngôi nhà nằm tại khu vực nắng nóng.

Những nguyên nhân gây nứt trần thạch cao

Do chất liệu bột và tấm thạch cao không tương đồng

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trần thạch cao bị nứt là do sử dụng chất liệu bột và tấm thạch không phù hợp với ngôi nhà, phải sử dụng đồng chất và cùng hãng với nhau thì mới đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Nếu không chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả là xử lý trần thạch cao nứt nhiều lần.

Nứt trần do thợ đóng khung xương không tuân thủ quy chuẩn

Trần thạch cao là kiểu thiết kế nhà hiện đại mới nổi lên trong thời gian gần đây nên hầu hết thợ đều chưa được đào tạo cơ bản. Việc chưa được đào tạo nên trong quá trình đóng khung xương sai kỹ thuật là điều rất dễ xảy ra. Chính vì thế mà đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trần nhà của bạn xuất hiện những vết nứt chỉ sau một thời gian sử dụng.

Những nguyên nhân gây nứt trần thạch cao
Việc chưa được đào tạo nên trong quá trình đóng khung xương sai kỹ thuật là điều rất dễ xảy ra

>> Xem thêm: HOT: 30+ mẫu trần thạch cao nhà gác lửng cực đẹp

Các mối nối không được xử lý chuẩn xác khiến trần thạch cao bị nứt

Để có thể nối các tấm thạch cao lại với nhau thì cần phải sử dụng loại bột chuyên dụng. Nếu không dùng bột chuyên dụng cho trần nhà thì chỉ sau một thời gian lớp bột sẽ bị vôi hóa theo thời gian và để lộ những vết nứt lớn trên trần nhà.

Trần thạch cao nứt do các yếu tố khách quan

Ngoại cảnh là một trong những yếu tố hàng đầu dẫn đến việc trần nhà xuất hiện các vết nứt lớn. Đặc biệt nhất là những trần nhà được thiết kế với mái tôn nóng ở phía trên bởi vì sự thay đổi nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là rất lớn. Thời tiết Việt Nam nóng nên khi nhiệt độ lên cao cộng tấm tôn tản nhiệt làm cho trần nhà bị giãn nở ra, lâu dần gây những vết nứt lớn.

Nhà thầu ăn bớt vật liệu xây dựng trần thạch cao

Nguyên nhân phổ biến nhất chính là nhà thầu ăn bớt vật tư làm trần thạch cao. Điều này cũng khiến cho trần nhanh chóng xuống cấp chỉ sau một thời gian sử dụng. Chính điều này đã khiến cho trần xuất hiện những vết nứt, thậm chí là những lỗ thủng lớn.

Cách xử lý trần thạch cao bị nứt

  • Bước 1: Trộn bột xử lý với tỷ lệ chuẩn là 2:1

Tỷ lệ chuẩn mà các chuyên gia khuyến cáo là trộn bột với tỷ lệ 2 phần nước và 1 phần bột. Bạn phải trộn đều tay không được để tình trạng vón cục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sửa chữa, tốt nhất là nên tuân thủ theo quy định và tỷ lệ đã được kiểm tra.

  • Bước 2: Tiến hành trét bột vào vết nứt

Sau khi trộn bột thành công theo tỷ lệ thì việc tiếp theo là bạn sẽ tự tiến hành xử lý vết nứt trần thạch cao. Đeo găng tay bảo hộ và bắt đầu trét bột dọc theo vết nứt, những phần nào nứt to, hay tấm thạch cao bị cong, vênh thì cần một lượng bột nhiều hơn. Nên phủ ngang tầm 10mm cho tất cả vết nứt cùng với mối nối giữa các tấm thạch để đảm bảo hiệu quả lâu dài nhất.

Bước 2: Tiến hành trét bột vào vết nứt
Đeo găng tay bảo hộ và bắt đầu trét bột dọc theo vết nứt, những phần nào nứt to, hay tấm thạch cao bị cong, vênh thì cần một lượng bột nhiều hơn
  • Bước 3: Dán băng dính và khu vực bột vừa trét

Khi bạn đã thực hiện việc trét bột vào vết nứt xong thì tiếp tục lấy băng dính vào khu vực đó. Lưu ý nên dán phủ đều vào vị trí khe nối đã phủ bột và dùng một con dao miết thẳng cho bột dính chặt vào trong những vết nứt. Chờ trong khoảng 2 tiếng cho lớp bột trở nên đông kết thì tiếp tục trét lớp bột thứ 2 dầy hơn lớp bột đầu tiên khoảng 5mm là được.

  • Bước 4: Trét lớp bột thứ 3 vào vết nứt

Khi trét lớp bột thứ 2 xong thì bạn cũng cần phải chờ cho bột đông kết lại mới tiếp tục phủ bột lần 3. Đây là lớp bột phủ cuối cùng nên đòi hỏi bạn phải có sự trau chuốt và cẩn thận để trần nhà của bạn đảm bảo được tính thẩm mỹ. Trét đều phủ kín và miết thẳng là bạn gần như đã hoàn thành xong các công đoạn sửa chữa vết nứt một cách đơn giản.

  • Bước 5: Vệ sinh lại bề mặt trần thạch cao

Để cho trần nhà thạch cao của bạn đẹp như mới thì sau khi khắc phục cần phải vệ sinh theo đúng quy định. Chỉ sử dụng giấy nhám mịn để vệ sinh và loại bỏ những lớp bột thừa trên trần và tạo cho bề mặt được mịn màng hơn. Đây là cách khắc phục trần thạch cao bị nứt đơn giản nhất, để đẹp hơn thì bạn có thể sơn màu vào vị trí đó theo ý muốn để che lỗi.

Trên đây chúng tôi đã chỉ ra các nguyên nhân và cách khắc phục trần thạch cao bị nứt để Quý gia chủ tham khảo. Hy vọng từ đây bạn đã có thể áp dụng để hoàn thiện không gian nhà mình. Chúc bạn thành công.