Trần thạch cao ngày nay sở hữu nhiều ưu điểm và được sử dụng phổ biến trong việc trang trí nội thất. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các lưu ý quan trọng khi thi công vách và hướng dẫn thực hiện quy trình làm trần thạch cao này. Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ xem xét một số báo giá thi công vách để bạn có thể lên kế hoạch cho việc sử dụng vật liệu này.
Cấu tạo trần thạch cao – quy trình làm trần thạch cao
Về cấu tạo của trần thạch cao thật ra khá đơn giản thôi, đây là một hệ thống trần bao gồm các bộ phận được liên kết với nhau như:
- Tấm thạch cao.
- Khung xương thạch cao.
- Phụ kiện treo hệ thống trần.
Thông thường đầu tiên sẽ là hệ thống treo từ mái kèo hoặc trần bê tông xuống tiếp theo là hệ thống khung xương. Cuối cùng chúng ta sẽ liên kết các tấm thạch cao lại với nhau.
Quy trình làm trần thạch cao
Hiện nay chúng ta có 2 loại trần thạch cao là trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả nổi. Biện pháp thi công của 2 loại trần này là hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế ngay bây giờ chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau tìm hiểu về biện pháp thi công từ 2 loại trần nhé.
Cách thi công trần thạch cao chìm
Quy trình thi công đối với trần thạch cao thả chìm này sẽ trải qua 7 công đoạn như sau:
Xác định độ cao của trần
Trong công đoạn này chúng ta thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định được chiều cao của trần. Thông thường chúng ta sẽ lấy điểm thấp nhất để làm độ cao chuẩn.
Bước 2: Đánh dấu vị trí mặt bằng trần ở trên tường, vách hoặc cột. Thông thường nên lấy cao độ ở bên dưới khung trần.
Tùy theo chất lượng của bề mặt tường và trong công đoạn này chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp cố định khác nhau. Chẳng hạn như khoan bê tông, đóng đinh rồi sau đó đóng nở nhựa và bắt vít. 30cm chính là khoảng cách để đảm bảo được độ chắc chắn của trần thạch cao.
>> Có thể bạn quan tâm: Giới thiệu các loại phụ kiện trần thạch cao thông dụng
Khoan treo ty, treo hệ thống đỡ trần
Đối với công đoạn này chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện để treo như nở cối, ty zen, Ecu hoặc pat treo, tắc kê, tender, dây thép. Sau đó tùy theo mặt trần bê tông hoặc xà gồ để xác định chiều treo thanh chính. Thường thì khoảng cách treo sẽ giao động từ 800 – 1000mm.
Lắp đặt các thanh chính và thanh phụ
Đây là bước hết sức quan trọng trong biện pháp thi công trần thạch cao. Phương pháp thực hiện thực hiện là chúng ta sử dụng các điểm treo ty trước đó để cố định thanh chính. Tiếp theo lắp ghép các thanh phụ vào thanh chính chú ý đảm bảo đúng theo khoảng cách đã quy định.
Liên kết tấm thạch cao vào khung xương
Bước này là bước giúp chúng ta dùng vít chuyên dụng, thường là loại vít 2,5cm để liên kết các tâm vào các thanh phụ. Chú ý khoảng cách giữa các vít không được quá 30cm và trong quá trình bắn tấm thạch cao thì bạn nên xếp sole các tấm với thanh xương phụ.
Xử lý mối nối
Dùng băng keo lưới để xử lý mối nối các tấm thạch cao. Sau đó tại các mối nối dán keo đó chúng ta dùng bột chuyên dụng để trét vào.
Sơn bả hoàn thiện sản phẩm
Muốn có một công trình trần thạch cao đẹp thì chúng ta cần phải sử sơn bả như sau:
- Bước 1: Bả bột chuyên dụng 2 lớp trong đó lớp 1 cách lớp 2 khoảng 6 tiếng.
- Bước 2: Sau khi bột bả đã khô hoàn toàn tiến hành đánh giấy ráp trần để tạo độ phẳng.
- Bước 3: Sơn phối màu để hoàn thiện sản phẩm.
Quy trình làm trần thạch cao thả
Lắp đặt thanh chính cùng thanh phụ
Trong công đoạn này chúng ta có 3 bước thực hiện như sau:
Bước 1: Tại các điểm khoan treo ty trước đó tiến hành lắp thanh chính.
Bước 2: Lắp đặt thanh phụ vào các thanh chính với khoảng cách giữa các ô là 600×600.
Bước 3: Tiến hành cân chỉnh thăng bằng hệ thống khung xương.
Lắp đặt tấm thạch cao
Trong công đoạn này bạn hãy thả tấm thạch cao lên giữa các ô giữa thanh chính và thanh phụ là xong.
Như vậy là bạn đã hoàn thiện xong quy trình làm trần thạch cao đối với các 2 loại trần. Chúc các bạn thành công và có được một công trình thật đẹp.